KINH NGHIỆM ĐÃ GẦN 20 NĂM

 

Đối Tác

Facebook

 

Thống kê

Trực tuyến: 2
Tổng truy cập: 412617

Chuyên thi công công trình cổ - Đình làng - chùa - Nhà Thờ Họ

25/02/2013
Chuyên thi công công trình cổ - Đình làng - chùa - Nhà Thờ Họ Công ty chúng tôi có năng lực trong lĩnh vực: Thực hiện thiết kế quy hoạch tổng thể các công trình cổ theo từng vùng miền trên cả nước. Bản thiết kế của công trình cổ được dựng trên 3DMax. Vẽ thiế
 

 

Công ty chúng tôi có năng lực trong lĩnh vực:

  • Thực hiện thiết kế quy hoạch tổng thể các công trình cổ theo từng vùng miền trên cả nước. Bản thiết kế của công trình cổ được dựng trên 3DMax.
  • Vẽ thiết kế kỹ thuật chi tiết của các công trình cổ như Đình Làng, Chùa, Nhà thờ họ trên phần mềm thiết kế chuyên nghiệp AutoCAD.
  • Thi công các loại nhà bê tông giả gỗ (con chồng kẻ truyền).
  • Làm Cổng Tam Quan, Cột đồng trụ Đình Làng, Bức Bình Phong.
  • Chế tác gia công gỗ đục trạn con chồng kẻ truyền theo nếp nhà cổ.
  • Thực hiện đắp vẽ Hoa Văn theo các Triều Đại phong kiến Việt Nam.
  • Khắc, đục, trạm Hoa Văn trên đá.
  • Quét sơn giả gỗ, giả đá.
  • Thực hiện đắp tranh đá, thiết kế Núi non bộ.

Với thế mạnh về  năng lực thi công và có khả năng hợp tác với các đối tác am hiểu về lịch sử công trình cổ, hiện tại chúng tôi chuyên thi công công trình cổ với các công trình chính sau:

Chuyên thi công công trình cổ Đình Làng

Đình Làng vẫn được mọi người ví như một mảnh hồn quê, một nét đẹp không phai mờ của xóm làng Việt Nam từ trước cho đến bây giờ. Đình làng từ lâu đã in sâu và tâm khảm của mỗi con người, nơi họ sinh ra, lớn lên và luôn nhớ về nó khi đi xa.

Đình Làng - mảnh hồn quê của mỗi con nguời

 

Từ bao đời nay, đình làng chính là một trong những hình ảnh thân quen, gắn bó chặt chẽ với tâm hồn của mọi người dân Việt. Đình làn chính là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình làng thật trang trọng và thiêng liêng, nó là biểu tượng của quyền lực làng xã. Đình làng cũng chính là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.

Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, ngày nay cuộc sống của người Việt đã có nhiều thay đổi, cuộc sống văn minh hơn. Do đó, hình ảnh về đình làng đang bị mai một trong tâm hồn mỗi người. Để giữ lại những nét truyền thống tốt đẹp về đình làng, chúng ta cần trùng tu lại biểu tượng làng xã này.

Công ty CP Đầu Tư & Xây Dựng Thiên Phúc có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc sữa chữa, trùng tu các công trình cổ, am hiểu về lịch sử phát triển của từng vùng miền tin tưởng sẽ thực hiện tốt công việc thi công xây dựng lại các công trình cổ là Đình Làng.

Chuyên thi công công trình cổ Chùa

Trong xã hội Việt Nam ngày xưa, song song với sự tồn tại của Đình làng chính là chùa, mặc dù chúng không cùng một ý thức văn hóa. Trong khi Đình biểu hiện cho sinh hoạt của người Việt thì Chùa được xây dựng để thờ Phật và ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa phật giáo đến từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc.

Theo ác nhà khảo cổ học trong quá trình khai quật các nền móng kiến trúc Phật Giáo họ đã phát hiện ra rằng: Ở mỗi thời đại cụ thể, ngôi chùa có những vị trí trung tâm khác nhau, những kiểu thức kiến trúc cũng khác nhau. Theo đó, 10 thế kỷ đầu Công nguyên Ngọn tháp của ngôi chùa được coi là trung tâm, thì các công trình khác được liên kết với nhau, tạo nên một hình thái kiến trúc bao quanh ngôi tháp.

 

 

 

Vào Đời Lý, Trần: Lúc này, Phật điện được mở rộng hơn, thờ những ngôi Tam bảo là chính, những ngọn tháp không cò được đặt vị trí trung tâm, là xây trước chùa hay hai bên chùa. Hình thái kiến trúc Phật Giáo trong giai đoạn nầy chủ yếu là tam cấp, với độ cao khác nhau. Lại có ý kiến cho rằng: Cuối đời Trần, đã xuất hiện dạng chùa "Chi Đề".

Đời Lê: Trong quá trình phục hưng văn hoá Phật Giáo, các hình thái kiến trúc trở nên đa dạng và phức tạp. Những hình thái kiến trục dạng chữ "tam", chữ "công" (nội công, ngoại quốc), chữ"đinh" kiến tạo tùy khả năng và vị thế từng nơi.

Đời Nguyễn: Phật Giáo có thêm nhiều thiền phái khác, chùa chiền lại được kiến tạo giản dị hơn. Theo những số liệu thông kê của hơn 300 ngôi chùa chung quanh Hà Nội, có trên 80% ngôi chùa làm theo dạng chữ "đinh".

Chuyên thi công công trình cổ Nhà Thờ Họ

Cội rễ với đa phần người Việt chúng ta chính là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả, nhà thờ họ. Gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ. Nhà có phả cũng như nước có sử, phả nhà để ghi chép thế thứ các đời theo hệ thống huyết mạch, trên dưới, mà thuật lại phân minh về bản chi, khiến cho muôn đời con cháu nhìn vào thì thấy rõ ràng như ở trước mắt...

 

Nhà thờ họ thể hiện phong tục thờ cúng của người Việt:

Điều này thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" luôn có trong lòng của mỗi con người Việt Nam. Dù ở nơi đâu trên trái đất này, dù giàu hay nghèo, dù là ông quan cao cả hay một thường dân nghèo khó cũng có một bàn thờ, ấy là thể hiện một lòng thành kính với tổ tiên.

Nhà thờ họ

Các con cháu dòng dõi trong một họ thiết kế, xây dựng chung một nhà thờ Thủy Tổ gọi là mỗ tộc từ đường. Khi xây dựng xong nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không thiết kế xây dựng nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên kiên cố, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời hương hỏa, chi trưởng nam tuyệt thì mới chuyển sang cho chi thứ.

Những họ về chi khác nhau, cũng thiết kế xây dựng nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường.

Những gia đình dòng họ phú quý có gia từ, phụng thờ cao, tằng, tổ, khảo tại bàn chính giữa ( hay gian giữa), các bàn bên cạnh ( hay các gian bên ) thì thờ Thổ công, Táo quân, Nghệ sư, Bà cô, Ông Mãnh …

 

 

cổng Tam quan

Trong một cuộc hội thảo bàn về kiến trúc chùa, có người phát biểu: "Mỗi chùa chỉ có thể xây dựng một cổng Tam quan mà thôi, bởi vì chỉ có một con đường duy nhất để đi đến giác ngộ (nhất chính đạo)"? 
Trước khi nói về đúng hay sai câu nói này, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của từ Tam quan.

Cổng Tam Quan chính điện Chùa

I- Định nghĩa: 
1- Theo nghĩa hẹp:
 Tam quan: Tam là ba; quan là cửa ải, cửa ô, điểm then chốt; Tam quan là tên một cái cửa lớn ở chùa, ở phủ thờ, cửa này có ba lối đi, lối đi ở giữa, lối đi bên tả và bên hữu. 
Thông thường chùa có ba lớp cổng trên lối đi dẫn vào chánh điện. Hoặc là cổng chùa có ba cửa, người khiêm cung, hiểu đạo vào chùa không đi cửa giữa, thường đi vào bằng cửa bên trái hoặc phải. Cổng giữa dành cho vua, quan và chư tôn đức (người có đạo cao đức trọng).
2- Ý nghĩa theo Phật pháp: Từ ngữ Tam quan xuất phát từ "Lăng Nghiêm Tam quan" và "Hoàng Long Tam quan". Tam quan ở đây có nghĩa là ba cửa ải, ba cấp độ, ba câu hỏi dùng để khai thị hay tiếp hoá người học đạo. Nếu người liễu đạo, sẽ nhận "cái chân thật", cái cốt tuỷ của đạo qua kinh luận, và cái đó không rời "chỗ sống" của mình hằng ngày, thì hành giả dễ dàng vượt qua mọi câu vấn nạn còn chưa nhận ra cái chân thật ở ngay nơi mình, thì khó vượt qua cửa ải của Thiền môn nên dù có thế trí biện thông tài giỏi đến đâu, cũng không có giá trị gì, đôi khi nó còn phản tác dụng làm hại cho đạo, vì khiến người cơ sơ học đạo thêm mù mịt, dễ lầm chấp, bản thân người chú giải cũng khó tiến đến chỗ giải thoát, chỉ làm tăng chấp ngã, tâm danh lợi tăng thêm..

 Quý khách có nhu cầu thi công công trình cổ Đình Làng, Chùa, Nhà Thờ Họ, Cổng Tam Quan  hãy để cho chúng tôi góp một phần công sức để tái tạo lại một phần lịch sử nhé. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau:

 

 

 

 

In
Tin cùng loại