KINH NGHIỆM ĐÃ GẦN 20 NĂM

 

Đối Tác

Facebook

 

Thống kê

Trực tuyến: 8
Tổng truy cập: 412755

Chùa Miền Nam

18/06/2013
Chùa Miền Nam KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA VIỆT NAM NGÀY NAY I. TỔNG QUÁT VỀ KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA VIỆT NAM Việt Nam hiện có ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo Bắ
 

 

 

 

 

KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA


VIỆT NAM NGÀY NAY

I. TỔNG QUÁT VỀ KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA VIỆT NAM

Việt Nam hiện có ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam, ngoài ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt, Nam tông Khmer và ngôi tịnh xá Phật giáo Khất sĩ.

Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam rất đa dạng. chúng tôi muốn giới thiệu các kiểu kiến trúc của chùa Việt Nam tới quý vị như sau:

Các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Trung Quốc có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa. Đó là kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ nội Công ngoại Quốc. Miền nam bộ thì hay làm kiểu chũ Nhất Tên những kiểu chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính. Trong chùa, còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp, tam quan … Ngoài người Kinh, còn có chùa ở một số dân tộc thiểu số. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa người Khmer được xây dựng đẹp, có bộ mái ảnh hưởng Campuchia và Thái Lan. Chùa người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng. Tính đa dạng của kiến trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây.

Chùa Việt thường dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống chùa chính là tòa tiền đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu hình chữ Công hay chữ Đinh. Do cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và ngay bức tường hậu thường để thờ tổ, tiếp theo các nhà khác là nhà thờ mẫu, thờ những người có công với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp … Ngoài ra, hầu như chùa nào cũng có tháp. Số lượng tầng gắn với cương vị thuộc kết quả tu hành trong Phật đạo.

2. NHỮNG NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TIÊU BIỂU VÀ CÁCH BÀI TRÍ TƯỢNG

Chùa Nam Bộ phổ biến việc thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật. Ví dụ chùa Giác Hải (1890), chùa Giác Lâm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các vị sư tổ có công hoằng dương Phật Pháp. Thờ tượng Ðạo Lão cũng gặp ở một số chùa, ví dụ thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Ðẩu ở chùa Sắc Tứ Từ Ân . Miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trong khuôn viên chùa Giác Lâm là một minh chứng cho sự cộng sinh của tôn giáo và tín ngưỡng.
Chùa Miền Nam tôn thờ Ðức Thích Ca hoặc Adi Ðà làm chủ đạo. Ví dụ chùa Vĩnh Tràng, Tây An thờ Phật A Di Ðà , có thể lý giải việc ít tượng thờ tại Nam Bộ như sau: Phật giáo Tịnh Ðộ Tông tôn thờ Ðức A Di Ðà làm giáo chủ với cách tu Phật dễ nhất, chỉ cần niệm nhiều lần tên A Di Ðà Phật là có thể tu Phật và thành Phật. Do đó, với con người Nam Bộ lao động lo cho hiện thực cuộc sống thì đây là cách hiệu quả nhất để theo Phật. Còn một số ngôi chùa chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện có thể là do ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu Thừa , chỉ tôn thờ một mình đức Thích Ca. Những ngôi chùa Nam Bộ là những không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành.




Ví dụ bố trí tượng thờ trong chính điện chùa Sắc Tứ Linh thứu- Tiền Giang

( Miền Nam Bộ đa phần là kiến trúc chùa có mặt bằng kiển chữ Nhất )

 

Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, Thị Xã Châu Ðốc, Tỉnh An Giang

Chùa Chúc Thọ. Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng. Nai

Miền Nam có chùa Huê Nghiêm, chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn, chùa Ấn Quang, chùa Xá Lợi, chùa Quán Thế Âm, chùa Vĩnh Nghiêm, Bát Bửu Phật đài, chùa Viên Giác, thiền viện Vạn Hạnh ở thành phố Hồ Chí Minh; chùa Bửu Phong, chùa Đại Giác, chùa Chúc Thọ, thiền viện Thường Chiếu ở Đồng Nai; chùa Hội Khánh, chùa Châu Thới ở Bình Dương; chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang; chùa Khánh Quang ở Cần Thơ; chùa Tây An ở Châu Đốc, An Giang; chùa Hải Sơn (chùa Hang), chùa Tam Bảo ở Hà Tiên, Kiên Giang; chùa Đại Tòng Lâm, Ni viện Thiện Hòa, chùa Linh Sơn Bửu Thiền, chùa Hải Vân, Niết Bàn tịnh xá, Thích Ca Phật đài ở Bà Rịa - Vũng Tàu; chùa Linh Sơn Tiên Thạch, núi Bà Đen, Tây Ninh v.v..

Linh Sơn Thiên Thạch ( Núi Bà Đen

Nét chung nhất trong kiến trúc ngôi chùa Phật giáo đi từ ngoài vào là: cổng chùa, sân chùa, tháp, gác chuông, nhà bia, vườn hoa, ngôi chánh điện, Sau thờ tổ, sân thiên tỉnh, nhà tăng, nhà khách, nhà trai, nhà giảng, Tuệ Tĩnh đường, nhà bếp, khu tháp mộ v.v…

Cổng chùa là ranh giới giữa cõi đờicõi đạo. Có cổng có ba cửa gọi là tam quan (Tam quan hay tam quán được giải thích trong Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, quyển III, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992) như sau: Tam quán là ba mối, ba chỗ quán tưởng). Có chùa xây tam quan hai tầng, tầng trên dùng làm gác chuông (chùa Mía, chùa Đậu), hoặc tầng trên thờ tượng Hộ Pháp (chùa Linh Sơn Đông Thuyền, chùa Linh Phong), thờ tượng Phật (chùa Phụng Sơn), thờ tuợng vị tăng (chùa Vĩnh Tràng) v.v…

Cổng Tam Quan Chùa linh Sơn - Thành Phố Đà Lạc - Tỉnh Lâm Đồng

Thiền viện Tạn Tanh 39 Đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt 2

Ở sân trước nhiều chùa có xây tháp thờ Phật (chùa Thiên Mụ), tháp chuông (chùa Xá Lợi), tháp vong (chùa Cổ Lễ); nhà bia (chùa Phổ Minh, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu); tháp chuông và tháp trống (thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Thường Chiếu); gác chuông (chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp) v.v…

 

Tháp Xá Lợi

 

Tháp Tổ

Cuối sân chùa là nhà bái đường hay tòa thượng điện. Muốn vào chùa thường phải bước lên một số bậc thềm. Nhiều chùa ở trên núi hoặc đồi cao, phải leo lên nhiều bậc cấp hoặc đi cáp treo (chùa Thiên Mụ, chùa Hoa Yên, chùa Linh Sơn Trường Thọ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch). Hành lang tiền đường là nơi có nhiều mảng chạm khắc ở đầu kèo, vì kèo, như bức chạm gỗ Đường Tăng đi thỉnh kinh ở chùa Bối Khê, đầu rồng ở chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên v.v…

Thiền Viện Vạn Hanh 39 Đường Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, Thành Phố Đà Lạt

Ni Viện Thiện Hòa, Huyện Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Thiền viện thường chiếu, tọa lạc tại số 001, tổ 23, ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng NaI

 

Kiến trúc chính của chùa thường có nhiều căn nhà xây liền nhau hoặc cách nhau bằng những sân nhỏ hoặc sân vuông trồng hoa, cây cảnh, non bộ; ngôi chánh điện có một mái hoặc mái chồng diêm tạo thành những hình dạng kiến trúc thường được gọi là chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công, chữ Môn, chữ Khẩu, chữ nội Công ngoại Quốc v.v…

Ở miền Nam, các nhà nghiên cứu ít gọi các kiểu kiến trúc trên, mà thường chia dạng chùa kiến trúc cổ làm bằng gỗ, ngói (chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn) và dạng chùa kiến trúc mới xây bằng bê tông cốt sắt (chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn Quang, chùa Quán Thế Âm, Ni viện Thiện Hòa …). Chùa cổ với kiểu vì kèo nhà đâm trính một gian hai chái, thường có 36 cột, 4 cột cái ở giữa tạo bờ nóc ngắn, dạng gần hình vuông, có tài liệu gọi là chùa tứ trụ. Chùa thường có các căn nhà nối tiếp nhau theo kiểu nhà xếp đọi, tạo thành dạng chữ Nhị (chùa Phụng Sơn), dạng chữ Tam (chùa Giác Lâm). Chùa ở nông thôn Nam Bộ còn giữ nhiều nét của chùa cổ. Có nhiều chùa xây tiền đường theo nhiều kiểu, ảnh hưởng kiến trúc các nước Trung Hoa, Campuchia, Ấn Độ… (chùa Phước Hưng, chùa Tiên Châu, chùa Vĩnh Tràng, chùa Tây An …). Chùa mới được xây dựng với khá nhiều kiểu kiến trúc, khó quy vào vài kiểu kiến trúc như chùa cổ. Chùa ở thành thị, thành phố thường xây lầu, tầng trên làm chánh điện thờ Phật, các tầng dưới làm giảng đường, trai đường …(chùa Xá Lợi, chùa Khánh Quang …).

Khoảng sân, vườn hai bên và phía sau chùa thường có tháp mộ các vị trụ trì và chư Tăng, Ni quá cố.

 

   Qua đây chúng tôi chỉ giới thiệu đến quý vị một số tông chùa phổ biến ỏ miền Nam Bộ, tuy nhiên còn rất nhiều chùa do không gian thế đất nhỏ hẹp và thùy thuộc trình độ của các vị trị trì chùa cỏ thể xây 2 tầng, tầng dước làm giảng đường, nhà ăn, nhà ở. tầng trên thờ phật, thờ mẫu. hoặc cũng có thể chùa vẫn phải giữ theo nếp xưa.

  Thưa Quý Vị !

đội chúng tôi bắt đầu hoạt động từ năm 1998, Lúc ban đầu chúng tôi cũng chỉ là đội nhỏ lẻ của làng nghề. Chải qua dòng thời gian cũng có lúc thăng, lúc trầm, lúc bổng,

Nhưng bằng sự nghiên cứu tìm tòi và học hỏi, được các Hòa Thượng, Đại Đức và các công ty như Technocom Kharkov Ukraina, Vincom, An Viên, v v ... đã cho chúng tôi thực hành nhiều công trình, từ đó chúng tôi rút ra nhiều kinh nghiệm

Cho đến nay chúng tôi mới thành lập công ty cổ phần, cho đến nay chúng đã khẳng định được vị thế vững chắc trên con đường kiến trúc cổ.
 

 CÔNG TY CHÚNG TÔi:

Là Công Ty Cổ Phần với các cá nhân, nghệ nhân, Doang Nghiệp trên toàn quốc, miền bắc, miền trung, miền nam, Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tư vấn thiết kế, thi công tu bổ khôi phục Công Trình Cổ và các bức phù điêu hoa văn theo các triều đại mang đậm nét truyền thống Việt Nam.

Từ thiết kế quy hoạch, vẽ kỹ thuật cho đến mua vật tư, vật liệu, vật liệu đắp phù điêu theo truyền thống  đều được chúng tôi tư vấn.

Quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Tăng, Ni, Phật tử, Nhà Thờ Gia Tộc đến với Công ty  chúng tôi quý vị cũng yên tâm về đơn giá bởi chúng tôi có các chuyên gia Đầu gành để cạnh tranh trên thị trường toàn quốc. 

 

Xin Liên hệ với chúng tôi!

 

 

 

 

In
Tin cùng loại